Chào mừng đến với Website trường THCS Long Toàn
Ôn tập Khối 2 MônTiếng việt

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ HỌC SINH ÔN BÀI TẠI NHÀ

TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID – 19, ĐỢT 2

ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

 

A/ TẬP ĐỌC

 

ĐỀ 1: Em hãy đọc bài:  Có công mài sắt có ngày nên kim

    1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
   2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi :
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
Bà cụ trả lời :
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được
   3. Bà cụ ôn tồn giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim  Giống như cháu đi học, mỗi ngày  cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài.
   4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

                                                               TRUYỆN NGỤ NGÔN

Dựa vào nội dung bài Có công mài sắt có ngày nên kim khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?

    a. Học rất giỏi 

    b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán.

    c. Rất chăm học

Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

   a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp

   b. Bà cụ đang đi chợ 

   c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.

Câu 3. Theo bà cụ, vì sao thỏi sắt to như thế mà có thể mài thành kim được?

a. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.

b. Vì thỏi sắt rất dễ mòn nếu biết chọn đá mài tốt.

c. Cả hai đáp án trên đều đúng.

Câu 4. Câu chuyện này khuyên em là:

 

ĐỀ 2  : Em hãy đọc bài:  Phần thưởng

 

    1. Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

    2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

   3.Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:

- Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

Phỏng theo BLAI-TƠN

(Lương Hùng dịch)

Dựa vào nội dung bài  Phần thưởng khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Những việc làm tốt của bạn Na là:

a.   Na gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt.           b. Cho bạn mượn cục tẩy.

c.   Cho bạn mượn bút chì, trực nhật giúp bạn.

Câu 2. Theo em, các bạn của Na đã bàn bạc điều gì bí mật?

a. Cả lớp cùng giúp đỡ bạn Na học tốt hơn.

b. Cả lớp đến nhà bạn Na chơi.

c. Cả lớp đề nghị cô giáo tặng một phần thưởng đặc biệt cho bạn Na.

Câu 3. Tại sao bạn Na lại được tặng phần thưởng đặc biệt?

a. Vì bạn Na học rất giỏi.

b. Vì bạn Na có tấm lòng thật đáng quý.

c. Vì cô giáo muốn khuyến khích bạn Na.

Câu 4. Theo em, bạn Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao?

a. Không, vì Na là người xấu.

b. Không, vì Na học chưa giỏi.

c. Có, vì Na là một cô bé tốt bụng, biết giúp đỡ bạn bè.

Câu 5. Câu chuyện này muốn khuyên em điều gì?

 

ĐỀ 3 : Em hãy đọc bài:  Bạn của Nai Nhỏ

   1. Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:

- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. 

   2. - Vâng! - Nai Nhỏ đáp - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên. 

Cha Nai Nhỏ hài lòng nói:

- Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.

   3. - Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy nhanh như bay.

- Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo.

   4. Nai nhỏ nói tiếp:

- Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non. Sói sắp tóm được Dê Non thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa.

Nghe đến đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:

- Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.

                                                                                      Theo VĂN LỚP 3

Dựa vào nội dung bài Bạn của Nai Nhỏ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1.  Nai Nhỏ đã xin phép cha đi đâu?

a. Được đi du lịch cùng bạn.

b. Được đi ăn cùng bạn.

c. Được đi chơi xa cùng bạn.

Câu 2. Cha Nai Nhỏ đã nói gì?

a. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.

b. Cha không ngăn cản con nhưng hãy để cha đi cùng, bảo vệ các con.
c. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy rủ thêm nhiều bạn nữa đi cho vui.

Câu 3. Tại sao nói Bạn của Nai Nhỏ là một người bạn tốt?

a. Vì bạn của Nai Nhỏ rất cao lớn.

b. Vì bạn của Nai Nhỏ rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nguy hiểm.

c. Vì bạn của Nai Nhỏ rất hay cười, thân thiện với một mình Nai Nhỏ.

 

 

Câu 4. Biểu hiện của người cha ra sao khi nghe Nai Nhỏ kể những câu chuyện về bạn mình?

a. Không phải lo lắng nữa và đồng ý cho Nai Nhỏ đi chơi.

b. Vẫn còn băn khoăn về sự an toàn của chuyến đi chơi xa.

c. Muốn gặp ngay người bạn của Nai Nhỏ để dặn dò cho chuyến đi chơi xa.

Câu 5: Theo em, người bạn tốt và đáng tin cậy là người bạn như thế nào?

 

ĐỀ 4: Em hãy đọc bài:  Top of FormBím tóc đuôi sam

   1. Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím tóc buộc một cái nơ.

   2. Khi Hà đến trường, mấy bạn gái cùng lớp reo lên: "Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!" Điều đó làm Hà rất vui. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói:

- Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc.

Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu kéo bím tóc, cô bé lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa chạy đi mách thầy.

   3. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói:

- Đừng khóc, tóc của em đẹp lắm!

Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi:

- Thật không ạ?

- Thật chứ!

Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn:

- Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa.

Thầy giáo cười. Hà cũng cười.

   4. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu:

- Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.

               (Phỏng theo Ku-rô-y-a-na-gi - Phí Văn Gừng dịch)

 

Dựa vào nội dung bài Bím tóc đuôi sam khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Các bạn gái khen Hà thế nào?

a. Tóc bạn đẹp lắm!

b. Bím tóc đẹp quá!

c. Hà có hai bím tóc xinh xinh.

Câu 2. Tuấn đã nói gì khi nắm bím tóc của Hà?

a. Hôm nay tết tóc cơ à, điệu thế!

b. Tóc đẹp thế, cho tớ nghịch một lát!

c. Tớ mệt quá, cho tớ vịn vào nó một lúc!

Câu 3. Vì sao Hà khóc?

a. Vì Hà bị ngã.

b. Vì bị hỏng bím tóc.

c. Vì bị Tuấn đùa dai.

Câu 4. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

a. Hứa sẽ phê bình Tuấn.

b. Khen tóc Hà rất đẹp.

c. Khen Hà ngoan và xinh xắn.

Câu 5. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?

a. Xin lỗi Hà.

b. Giúp Hà làm bài tập.

c. Giúp Hà trực nhật.

Câu 6. Câu chuyện này, khuyên em điều gì?

ĐỀ 5: Em hãy đọc bài: Chiếc bút mực

   1. Ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.

   2. Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

   3. Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên:

- Em làm sao thế?

Lan nói trong nước mắt:

- Tối qua, anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em. Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại... Cuối cùng, em lấy bút đưa cho Lan:

- Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì.

 4. Lan rất ngạc nhiên. Còn cô giáo thì rất vui. Cô khen:

- Mai ngoan lắm! Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi.

Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:

- Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước.

Cô giáo mỉm cười lấy trong cặp ra một chiếc bút mới tinh:

- Cô cho em mượn, em thật đáng khen.

                           (Phỏng theo Sva- rô / Khánh Nhu dịch)

Dựa vào nội dung bài Chiếc bút mực khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào?

a. Lan, Na, cô giáo.

b. Lan, Mai, cô giáo.

c. Lan, Mai, thầy giáo.

Câu 2. Chuyện gì xảy ra với Mai và Lan?

a. Chỉ Mai và Lan được cô giáo tặng bút mực.

b. Cả lớp được viết bút chì, chỉ Mai và Lan được viết bút mực.

c. Cả lớp được viết bút mực chỉ trừ Mai và Lan.

Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Lan?

a. Bút của Lan hết mực mà Lan lại không biết bơm mực vào bút.

b. Lan được viết bút mực nhưng anh trai mượn bút mực chưa trả nên Lan không có bút để viết.

c. Anh trai đã làm hỏng bút nên Lan không có bút để viết

Câu 4. Vì  sao Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp bút?

a. Vì Mai chẳng có việc gì để làm.

b. Vì Mai vẫn đang mong chờ cô cho mình viết bút mực.

c. Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc

Câu 5. Cuối cùng, Mai đã quyết định làm gì?

a. Cho Lan luôn chiếc bút mực của mình.

b. Lấy bút đưa cho Lan mượn.

c. Xin cô cho mình được viết bút mực.

Câu 6. Theo em, Mai là cô bé thế nào?

 

ĐỀ 6: Em hãy đọc bài:  Mẩu giấy vụn

   1. Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. 

   2. Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.

- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.

3. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: "Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!"

4. Bỗng một em gái đứng dậy tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"

        Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!

                                                                             (Theo Quế Sơn)

Dựa vào nội dung bài Mẩu giấy vụn khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu trong lớp học?

a. Nằm ngay giữa lối ra vào

b. Nằm ngay giữa hành lang

c. Nằm ngay giữa dãy các bàn học

Câu 2. Cô giáo đã yêu cầu cả lớp làm gì?

a. Hãy lắng nghe lời cô giáo nói.

b. Hãy xem ai là người sạch sẽ, gọn gàng nhất.

c. Hãy lắng nghe lời mẩu giấy vụn nói gì.

Câu 3. Bạn gái đã nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì?

a. “Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

b. “Hãy cho tôi vào ngăn bàn”

c. “Hãy nhặt tôi lên”

Câu 4. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?

 

ĐỀ 7 : Em hãy đọc bài:  Người thầy cũ

   1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.

   2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

Thầy giáo cười vui vẻ:

- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!

- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."

   3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

                                                              (theo Phong Thu)

Dựa vào nội dung bài Người thầy cũ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

 Câu 1. Bố Dũng đến trường để làm gì?

a. Để họp phụ huynh đầu năm

b. Để tìm gặp lại người thầy giáo cũ

c. Để đưa Dũng đi học

Câu 2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

a. Đứng nghiêm, giơ tay chào thầy

b. Cúi đầu chào thầy

c. Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy

Câu 3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

a. Trèo qua cửa sổ lớp, thầy chỉ nhắc nhở mà không phạt

b. Nói chuyện trong giờ bị thầy phạt

c. Trốn học bỏ đi chơi

Câu 4. Bố Dũng nhớ nhất câu nói nào của thầy?

a. “Trước khi trèo cửa sổ, phải xin phép thầy chứ!”

b. “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!”

c. “Không được trèo cửa sổ!”

Câu 5. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về?

a. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp đối với bố

b. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách phạt

c. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.

Câu 6. Câu chuyện “Người thầy cũ” giúp em hiểu điều gì?

 

ĐỀ 8 : Em hãy đọc bài :  Người mẹ hiền

1. Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi!"
Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng  vẫy. Bác nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.

3. Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
4. Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.

                                                             ( Theo Nguyễn Văn Thịnh)

Dựa vào nội dung bài Nguời mẹ hiền khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?

a. Đi ăn quà vặt

b. Chơi bắn bi

c. Đi xem xiếc ở ngoài phố

Câu 2. Nam và Minh định đi xem xiếc bằng cách nào?

a. Giả vờ ốm để bố mẹ đến đón

b. Chui qua chỗ tường thủng

c. Đi qua cổng trường

Câu 3. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?

a. Bác bảo vệ

b. Cô giáo

c. Thầy hiệu trưởng

Câu 4. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?

a. Phạt hai bạn

b. Cho hai bạn đi chơi tiếp

c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa

Câu 5. Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?

 

ĐỀ 9: Em hãy đọc bài : Sáng kiến của bé Hà

1. Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.

Một hôm, Hà hỏi bố:

- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?

Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:

- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

   2. Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.

Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:

- Con sẽ cố gắng, bố ạ.

   3. Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:

- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.

Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:

- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.

(theo Hồ Phương)

Dựa vào nội dung bài Sáng kiến của bé Hà khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì?

a. Chọn cho ông bà một ngày lễ.

b. Chọn cho bố mẹ một ngày lễ.

c. Tổ chức mừng thọ cho ông bà.

Câu 2. Bé Hà đã giải thích tại sao phải chọn cho ông bà một ngày lễ?

a. Vì không có ông bà sẽ buồn

b. Vì muốn tổ chức cho ông bà vui

c. Vì ông bà không có ngày lễ nào cả

Câu 3. Hai bố con Hà chọn ngày nào làm "ngày ông bà"? Vì sao?

a. Ngày lập xuân. Vì khi tết đến, cả nhà quây quần bên nhau.

b. Ngày lập đông. Vì khi trời trở rét, mọi người cần chăm lo nhiều hơn cho sức khỏe của các cụ già.

c. Ngày đầu hạ. Vì đó là thời điểm mọi người rảnh rỗi.

Câu 4. Ngày lập đông sắp đến, bé Hà băn khoăn điều gì?

a. Tổ chức ngày lễ của ông bà như thế nào.

b. Chưa biết tặng ông bà quà gì.

c. Không biết ông bà có vui không.

Câu 5. Bé Hà đã tặng cho ông bà món quà gì?

a. Một cái hôn.

b. Khăn len do Hà tự đan.

c. Chùm điểm mười.

Câu 6. Bé Hà trong câu chuyện là cô bé như thế nào?

 

 

 

ĐỀ 10:  Em hãy đọc bài :  Bà cháu

   1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.

Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng."

   2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.

   3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã.

   4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?" Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại."

Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

(theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài Bà cháu khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

 

Câu 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?

a. Giàu có, của cải thừa thãi.

b. Sung túc, cơm no áo ấm.

c. Nghèo khổ, rau cháo nuôi nhau nhưng đầm ấm.

Câu 2. Cô tiên cho hạt đào và nói gì?

a. “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”

b. “Hãy gieo hạt đào này trong vườn, chúng là giống đào trường sinh đấy.”

c. “Hãy trồng hạt đào trước cửa nhà, ba bà cháu sẽ trở nên giàu có.”

Câu 3. Khi bà mất, hai anh em đã làm gì?

a. Chuyển nhà lên thành phố.

b. Tìm ở nhờ nhà họ hàng.

c. Gieo hạt đào bên mộ bà.

Câu 4. Khi trở nên giàu có, hai anh em đã sống ra sao?

a. Vui vẻ giúp đỡ người nghèo khổ.

b. Ngày càng sung sướng, hạnh phúc.

c. Ngày càng buồn bã vì nhớ bà.

 

 

Câu 5. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

a. Hai anh em chấp nhận sống giàu sang và nhớ bà.

b. Nhà cửa, cảnh giàu sang biến mất. Người bà sống lại.

c. Bà sống lại. Ba bà cháu cùng sống trong cảnh sung túc.

Câu 6. Nội dung câu chuyện là gì?

 

ĐỀ 11: Em hãy đọc bài :  ​Cây xoài của ông em

   Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.

   Xoài thanh ca, xoài tượng...đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.

   Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng.

(theo Đoàn Giỏi)

Dựa vào nội dung bài Cây xoài của ông em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Cây xoài mà bạn nhỏ miêu tả là do ai trồng?

a. Do mẹ trồng

b. Do ông trồng

c. Do bạn nhỏ tự trồng

Câu 2. Ông bạn nhỏ trồng cây xoài này từ bao giờ?

a. Từ khi ông còn nhỏ

b. Từ khi bạn nhỏ còn chưa ra đời.

c. Từ khi bạn nhỏ còn đi lẫm chẫm.

Câu 3. Quả xoài cát chín có mùi vị, màu sắc như thế nào?

a. Hoa nở trắng cành, quả sai lúc lỉu.
b. Thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp, quả lại to.

c. Từng chùm quả to, đu đưa theo gió.

Câu 4. Tại sao mẹ lại chọn quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?

a. Vì quả xoài rất ngon.

b. Vì mẹ muốn dạy bé tôn thờ tổ tiên.

c. Vì để tưởng nhớ ông, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với ông.

 

 

Câu 5. Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?

a. Xoài cát ăn kèm xôi nếp hương rất ngon,lại gắn với kỉ niện về người ông đã mất.

b. Xoài tượng kèm xôi nếp rán.

c. Xoài thanh ca xay sinh tố.

Câu 6. Em hiểu nội dung câu chuyện là gì?

ĐỀ 12: Em hãy đọc bài :  Sự tích cây vú sữa

   1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

   2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.

   3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

(Theo Ngọc Châu)

Dựa vào nội dung bài Sự tích cây vú sữa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

 

Câu 1. Vì sao cậu bé lại bỏ nhà ra đi?

a. Vì cậu bị bắt cóc.

b. Vì cậu bị chúng bạn rủ rê.

c. Vì cậu bị mẹ mắng.

Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?

a. Chạy sang nhà hàng xóm hỏi tìm mẹ nhưng vẫn không thấy.

b. Cậu nghĩ mẹ đi làm, cậu dọn dẹp nhà cửa chờ mẹ về.

c. Khản tiếng gọi mẹ và ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.

Câu 3. Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

a. Những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.

b. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh.

c. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.

Câu 4. Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

   a. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia vàng ươm.

   b. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.

  c. Lá một mặt xanh thẫm, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.

Câu 5. Theo em, nếu được gặp mẹ, cậu bé sẽ nói gì?

 

ĐỀ 13: Em hãy đọc bài : Bông hoa Niềm Vui

   1. Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.

   2. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.

   3. Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói:

- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.

Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:

- Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

   4. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa màu tím đẹp mê hồn.

(Phỏng theo XU-KHÔM-LIN-XKI)

Dựa vào nội dung bài Bông hoa niềm vui  khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?

a. Hái một bó hoa tặng mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

b. Hái một bó hoa để tặng cô giáo nhân ngày 20 - 11.

c. Hái tặng bố một bông hoa, mong bố dịu cơn đau.

Câu 2. Những bông cúc xanh được Chi và cả lớp gọi là gì?

a. Hoa Thần Tiên

b. Hoa Hiếu Thảo

c. Hoa Niềm Vui

 

Câu 3. Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?

a. Vì để mọi người đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa, không ai được phép hái hoa.

b. Vì hoa có nhiều gai.

c. Vì Chi sợ muộn học.

Câu 4. Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo đã nói thế nào?

a. “Em không được hái, vì hoa là để ngắm.”

b. “Em chỉ được hái một bông hoa.”

c. “Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.”

Câu 5. Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?

ĐỀ 14: Em hãy đọc bài : Câu chuyện bó đũa

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. 

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM)

Dựa vào nội dung bài Câu chuyện bó đũa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Câu chuyện có những nhân vật nào?

a. Người cha và bó đũa.

b. Con trai, con gái, con dâu, con rể.

c. Người cha và các con: trai, gái, dâu, rể.

 

Câu 2. Khi  lớn lên, các người con trong câu chuyện sống với nhau như thế nào?

a. Hay va chạm, không đoàn kết.

b. Sống hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

c. Mỗi người một nhà, không quan tâm đến nhau.

Câu 3. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

a. Ông bẻ gãy từng chiếc một.

b. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa.

c. Ông dùng dao để cưa.

Câu 4. Tại sao cả bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

a. Vì bó đũa làm bằng kim loại, rất cứng, không thể bẻ.

b. Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

c. Vì cả bốn người con đều yếu đuối.

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?

ĐỀ 15: Em hãy đọc bài : ​Bé Hoa

   Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

   Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:

   Bố ạ,

   Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!

Theo VIỆT TÂM

Dựa vào nội dung bài Bé Hoa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Gia đình Hoa có bao nhiêu người?

a. Ba người

b. Bốn người

c. Năm người

Câu 2. Chỉ ra những chi tiết miêu tả sự đáng yêu của em Nụ?

a. Em lớn lên nhiều và ngủ ít hớn trước.

b. Môi đỏ hồng, mắt mở to tròn, đen láy.

c. Hoa hát hết các bài để ru em ngủ.

 

Câu 3. Hoa đã làm gì để giúp mẹ?

a. Trông em và hát ru em ngủ.

b. Học và tập viết chăm chỉ.

c. Chờ mẹ đi làm về.

Câu 4. Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì?

a. Hoa kể chuyện mình được điểm cao, cô giáo khen.

b. Hoa kể chuyện mẹ bận đi làm, em Nụ hay quấy.

c. Hoa kể chuyện về em Nụ và chuyện hát ru em.

Câu 5. Trong thư gửi bố, Hoa mong muốn điều gì?

 

ĐỀ 16: Em hãy đọc bài :  Con chó nhà hàng xóm

   1. Bé rất thích chó nhưng nhà Bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn. 

   2. Một hôm, mải chạy theo Cún, Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của Bé sưng to, vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.

   3. Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

- Con muốn mẹ giúp gì nào?

- Con nhớ Cún, mẹ ạ!

   4. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê... Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, Cún muốn chạy nhảy và nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc chạy đi chơi được.

   5. Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.

Theo THÚY HÀ

Dựa vào nội dung bài Con chó nhà hàng xóm khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Bạn của Bé ở nhà là ai?

   a. Mèo Mun               b. Chích chòe                   c. Cún Bông

 

 

Câu 2. Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào?

 a. Gọi xe cứu thương cho Bé. 

b. Chạy đi tìm người giúp. 

c.Tìm cách kéo Bé về nhà.

Câu 3. Những ai đến thăm Bé?

a. Bạn bè của Bé.

b. Bác sĩ

c. Bác hàng xóm

Câu 4. Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?

a. Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. 

b. Cún chạy nhảy, ngoáy đuôi khiến Bé vui.

c. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, bút chì, con búp bê…

Câu 5. Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ ai?

 a. Mẹ bé                        b. Cún Bông                      c. Bác sĩ

Câu 6.

a) Qua câu chuyện này, em thấy Cún là một con vật như thế nào?

b) Kể những việc làm của em thể hiện tình yêu thương đối với các con vật nuôi?

 

ĐỀ 17:  Em hãy đọc bài :  Tìm ngọc  

   1. Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.

   2. Có người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc hiếm, bèn đánh tráo. Chàng trai rất buồn. Thấy vậy, Chó và Mèo xin chủ đi tìm ngọc,

   3. Đến nhà người thợ kim hoàn, Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Quả nhiên, con chuột tìm được.

   4. Ra về, Chó tranh ngậm ngọc. Lúc qua sông, nó làm rơi viên ngọc xuống nước. Một con cá lớn thấy viên ngọc, đớp ngay. Chó nghĩ ra cách rình ở bên sông, chờ ai câu được con cá nuốt ngọc thì lấy lại.

Mấy hôm sau, có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc. Mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy biến.

   5. Lần này, Mèo đội ngọc lên đầu. Nào ngờ, vừa đi một quãng thì có con quạ sà xuống đớp ngọc rồi bay lên trời cao. Mèo nghĩ ra một mẹo. Nó nằm phơi bụng vờ chết. Quạ trúng kế, sà xuống toan rỉa thịt Mèo. Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van lạy, xin trả lại ngọc.

   6. Lần này, Chó và Mèo mang ngọc về được nhà. Chàng trai vô cùng mừng rỡ, càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

Dựa vào nội dung bài Tìm ngọc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?

 a. Chàng trai bỏ tiền ra mua lại của mấy đứa trẻ ven đường

 b. Chàng trai mò ốc dưới sông và nhặt được nó.

 c. Chàng trai cứu con rắn là con của Long Vương, Long Vương tặng chàng viên ngọc.

Câu 2 . Ai đã đánh tráo viên ngọc của chàng trai?

 a. Cá và Quạ 

 b. Người thợ kim hoàn 

 c. Chó và Mèo 

Câu 3: Ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?

a. Mèo bắt chuột đi tìm ngọc 

b. Mèo giả chết để quạ sà xuống rỉa.

c. Chó cướp ngọc từ tay người thợ. 

Câu 4: Qua câu chuyện này, em thấy Chó và Mèo là những con vật như thế nào?

ĐỀ 18:  Em hãy đọc bài :  Quà của bố

   Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà. 

   Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo...

   Bố đi cắt tóc về, cũng không lần nào chúng tôi không có quà.

   Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất: con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, gáy vang nhà và chọi nhau phải biết.

   Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!

(theo DUY KHÁN)

Dựa vào nội dung bài Quà của bố khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Quà của bố đi câu về có những gì?

    a. Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá sộp, cá chuối.

    b. Con khỉ, con thỏ, con cò hương, con khướu. 

    c. Con xập xành, con muỗm, con dế.

Câu 2. Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?

a.      Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá sộp, cá chuối.

   b. Những quả ổi, quả cóc và cả chùm nhãn to.

   c. Con xập xành, con muỗm, con dế.

Câu 3. Tác giả gọi những món quà: cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá sộp, cá chuối là gì?

  a.Thế giới trên trời.

  b.Thế giới dưới nước

  c.Thế giới mặt đất.

Câu 4Tác giả gọi món quà: con xập xành, con muỗm, con dế là gì?

 a.Thế giới côn trùng.

 b.Thế giới dưới nước.

 c.Thế giới mặt đất.

Câu 5Nội dung bài Quà của bố là gì?

 a.Kỉ niệm của cậu bé về những năm tháng tuổi thơ.

 b.Tình cảm của bố dành cho các con qua những món quà đơn sơ.

 c.Chuyến đi câu và đi cắt tóc của bố.

Câu 6Những món quà mà bố mang về cho hai anh em nói lên điều gì?

 a. Bố rất yêu thương hai anh em.

 b. Bố rất giỏi đi câu và cắt tóc.

 c. Bố rất thích đồng quê và sông nước.

 Câu 7. a) Em thường nhận được những món quà gì từ bố?

            b) Em tặng những món quà gì cho bố me?

 

ĐỀ 19: Em hãy đọc bài : ​Mùa xuân đến

           Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

          Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.

NGUYỄN KIÊN

Dựa vào nội dung bài Mùa xuân đến khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến?

    a. Hoa mận vừa tàn

    b. Hoa cúc chớm nở

    c. Gió thu se lạnh 

Câu 2: Những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến như thế nào?

    a. Bầu trời ngày càng thêm xanh.

    b. Nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây đâm cồi nảy lộc.

    c. Bầu trời càng thêm xanh, nắng vàng  rực rỡ, vườn cây đâm chồi nảy lộc, ra hoa.

Câu 3: Kể tên các loài hoa được nhắc đến trong bài?

    a. Hoa nhãn, hoa cau, hoa sen.

    b. Hoa nhãn, hoa cau, hoa bưởi.

    c. Hoa nhãn, hoa cau, hoa hồng.

Câu 4. Những từ ngữ giúp miêu tả hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?

    a. Nồng nàn, ngọt, thoảng qua.

    b. Nồng nàn, ngọt, thơm lừng.

    c. Nồng nàn, ngào ngạt, thoảng qua.

Câu 5.  Những từ ngữ tả vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim?

   a. Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm.

   b. Nhanh nhẹn, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm.

   c. Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, suy tư.

Câu 6.  Qua bài này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

 

ĐỀ 20:  Em hãy đọc bài : Lá thư nhầm địa chỉ

Mai giúp mẹ treo tranh Tết, chợt nghe tiếng bác đưa thư:

- Nhà 58 có thư nhé!

Cầm phong thư trên tay, Mai ngạc nhiên:

- Mẹ ơi, nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?

Mẹ dừng tay:

- Nhà chỉ có ba người, làm gì có ai tên Tường nữa!

- Nhưng đúng là thư gửi cho nhà mình mà.

Mẹ cầm phong thư xem rồi bảo:

- Có lẽ người gửi đã ghi nhầm số nhà. Con đừng bóc thư, để trả lại bưu điện. À, hay là con đi hỏi bác Nga xem bác có biết ai là Tường không, chuyển giúp cho họ.

Cầm lá thư đi, Mai thầm mong bác tổ trưởng biết ông Tường để lá thư này không phải vòng về Hải Phòng xa xôi nữa.

HÀO MINH

Dựa vào nội dung bài Lá thư nhầm địa chỉ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1.  Mai đang giúp mẹ treo tranh Tết thì có điều gì xảy ra?

   a. Có người tới thăm và tặng Mai một cành đào.

   b. Bác đưa thư tới và đưa cho Mai một bức thư. 

   c. Bác đưa thư tới nhờ Mai nhận hộ thư cho bác hàng xóm.

Câu 2. Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên về điều gì?

   a.Vì lá thư không đề tên người gửi.

   b. Vì lá thư không có thư.

   c. Vì lá thư gửi cho người tên Tường mà nhà Mai không có ai tên Tường.

Câu 3. Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường ?
   a. Vì như vậy là không lịch sự, thậm chí là vi phạm pháp luật.
   b. Vì Mai đang giúp mẹ treo tranh Tết.

   c. Vì mẹ sợ bác Tường biết.

Câu 4 Trên phong thư cần ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì?

   a. Ghi đặc điểm của người nhận để thư được gửi đến đúng người.

   b. Ghi chính xác địa chỉ người gửi và nhận để tránh thất lạc thư

   c. Ghi địa chỉ chung chung để thư có thể đi khắp mọi nơi.

Câu 5 Như vậy, khi nhận được lá thư nhầm địa chỉ, em cần làm gì?     

B/ CHÍNH TẢ:

 Bài 1: Chính tả ( nghe viết): Ngày hôm qua đâu rồi? ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

Ngày hôm qua đâu rồi ?

- Ngày hôm qua ở lại

Trong vở hồng của con

Con học hành chăm chỉ

Là ngày qua vẫn còn

Bài 2: Chính tả ( nghe viết): Làm việc thật là vui ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.

Bài 3: Chính tả ( nghe viết): Gọi bạn  ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

 

Một năm, trời hạn hán

                                                Suối cạn, cỏ héo khô

                                                Lấy gì nuôi đôi bạn

Chờ mưa đến bao giờ?

 

                                                 Bê Vàng đi tìm cỏ

       Lang thang quên đường về

     Dê Trắng thương bạn quá

Chạy khắp nẻo tìm Bê

Đến bây giờ Dê Trắng

 Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”

Bài 4: Chính tả ( nghe viết): Trên chiếc bè  ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

     Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.

     Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

     Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy.

 

Bài 5: Chính tả ( nghe viết): Cái trống trường em ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

   Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

 Suốt ba tháng liền

        Trống nằm ngẫm nghĩ.

Bài 6: Chính tả ( nghe viết): Ngôi trường mới ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

     Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Bài 7: Chính tả ( nghe viết): Người thầy cũ ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

       Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

Bài 8: Chính tả ( nghe viết): Người mẹ hiền( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:

- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

Hai em cùng đáp:

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

Bài 9: Chính tả ( nghe viết): Ông và cháu ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

Ông vật thi với cháu

    Keo nào ông cũng thua

 Cháu vỗ tay hoan hô:

      “Ông thua cháu, ông nhỉ!”

 

Bế cháu, ông thủ thỉ:

        “Cháu khỏe hơn ông nhiều!

 Ông là buổi trời chiều

      Cháu là ngày rạng sáng.”

Bài 10: Chính tả ( nghe viết): Cây xoài của ông em ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

      Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông

 

Bài 11: Chính tả ( Tập chép): Bà cháu ( HS nhìn bài và chép vào vở)

         Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.”

    Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

Bài 12: Chính tả (Tập chép): Mẹ  (HS nhìn bài và chép vào vở )

Lời ru có gió mùa thu

 Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

           Những ngôi sao thức ngoài kia

         Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Bài 13: Chính tả ( nghe viết): Sự tích cây vú sữa ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)    

      Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Bài 14: Chính tả ( nghe viết): Bông hoa Niềm Vui ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

    - Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Bài 15: Chính tả ( nghe viết): Quà của bố( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

        Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.

    Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuỗi quẫy tóe nước, mắt thao láo…

Bài 16: Chính tả ( nghe viết): Tiếng võng kêu ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

                   Kẽo cà kẽo kẹt

                  Bé Giang ngủ rồi

                  Tóc bay phơ phất

                 Vương vương nụ cười.

                 Trong giấc mơ em

                 Có gặp con cò

                 Lặn lội bờ sông ?

                 Có gặp cánh bướm

                 Mênh mông, mênh mông?

Bài 17: Chính tả ( nghe viết): Câu chuyện bó đũa( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

  Người cha liền bảo:

    - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Bài 18: Chính tả ( nghe viết): Hai anh em( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

     Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

Bài 19: Chính tả ( nghe viết):Tìm ngọc ( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

       Chó và Mèo là những con vật rất tình nghĩa. Thấy chủ buồn vì mất viên ngọc được Long Vương tặng, chúng xin đi tìm. Nhờ nhiều mưu mẹo, chúng đã lấy lại được viên ngọc. Từ đó, người chủ càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa.

Bài 20:  Chính tả ( nghe viết): Mưa bóng mây( Phụ huynh đọc cho các em viết nhé)

                                                   Cơn mưa nào lạ thế

          Thoáng qua rồi tạnh ngay

                                                   Em về nhà hỏi mẹ

              Mẹ cười: "Mưa bóng mây."

  Cơn mưa rơi nho nhỏ

   Không làm ướt tóc ai

 Tay em che trang vở

         Mưa chẳng khắp bàn tay.

 

   Mưa yêu em mưa đến

       Dung dăng cùng đùa vui

      Mưa cũng làm nũng mẹ

                                                  Vừa khóc xong đã cười.

                                                                             Tô Đông Hải

*BÀI TẬP

Câu 1: Điền vào chỗ trống c hay k?

  a. c hay k:   con …á,  con…iến,  cây…ầu,  dòng…ênh

            b. l hay n: …o sợ,  hoa…an,  ăn …o,  thuyền….an

            c. nghỉ hay nghĩ: ……….  học,  lo………..,  ngẫm ………..,  ……….ngơi

Câu 2: Điền vào chỗ trống s hay x?

a.      Cây....oài, …..áo trúc,  cây….ung,  cây….oan

           b.…ếp hàng,  dòng ….uối,  cây ….ương rồng

           c.Xinh …ắn, giọt …ương, sản …uất

Câu 3: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

a.       ( xấu, sấu) : cây …….., chữ……

b.     ( sẻ, xẻ ) : san ……, …….gỗ

c.      ( căn, căng) : kiêu …………., …….dặn

 

Câu 4:Điền vào chỗ trống tr hay ch?

Cuộn ….òn                    …..ân thật                      chậm ….ễ

Câu 5: Điền vào chỗ trống iê hay yê ?

Câu chu…n          …n lặng                v…n gạch             lu…n tập.

Câu 6 : Điền vào chỗ trống?

l hay n

i hay iê

ăt hay ăc

.....ên người

mải m…t

chuột nh….

….ên bảng

hiểu b…..t

nh… nhở

ấm ….o

ch…m sẻ

thắc m….

…..o lắng

đ…m mười

đ…… tên

 

Câu 7 : Tìm 5 từ có vần ai  và 5 từ có vần  ay?

 

Câu 8: Điền vào chỗ trống ?

          - ( xâu, sâu): …… bọ, …… kim

          - ( sắn, xắn): củ ……, …… tay áo

          - ( xinh, sinh): ……..sống, …….. đẹp

          - ( sát, xát): …….. gạo, ……. bên cạnh

Câu 9: Điền vào chỗ trống ?

a.     ch hay tr?  

-         Đánh…ống, ….ống gậy, leo …trèo, …èo bẻo

b.     uôt hay uôc ?

     -  uống th……, trắng  m……, bắt b……,

Câu 10: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

a) (lịch, nịch) : quyển …., chắc ….

   (làng, nàng) : ….. tiên, …. xóm

b) (bàng, bàn) : cây …., cái ….

   (thang, than) : hòn …., cái …...

Câu 11: Điền vào chỗ trống:

a) hay x?

-   ……oa đầu, ngoài ân, chim âu, âu cá.

b) ăn hay ăng?

-  cố g…, g bó, g sức, yên l

Câu 12: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

a) (ngờ, nghiêng) :  ngả, nghi 

b) (ngon, nghe) : ngóng,…. ngọt


c) (gổ, gỗ) : cây …., gây

d) (mỡ, mở) : màu …., cửa… 

Câu 13: Điền vào chỗ trống

a)    iên/yên?

 ổn, cô t, chim …., thiếu n

         b) ân hay âng ?

      v lời, bạn th, nhà t, bàn ch.

Câu 14: Điền vào chỗ trống en hay eng ?

     Đêm hội, ngoài đường người và xe ch... chúc. Chuông xe xích lô l... k..., còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ h... với bạn, Hùng cố l... qua dòng người đang đổ về sân vận động.

Câu 15: Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

dạy bao - cơn bao

mạnh me – sứt me

lặng le - số le

áo vai – vương vai

Câu 16: Điền vào chỗ trống g hay gh ?

- Lên thác xuống …ềnh

- Con …à cục tác lá chanh.

- …ạo trắng nước trong

-…i lòng tạc dạ

Câu 17: Điền vào chỗ trống at hay ac ?

bãi c, c con, lười nh, nhút nh.

 Câu 18: Điền vào chỗ trống iê, yê/ ya?

    Đêm đã khu. Bốn bề y tĩnh. Ve đã lặng y.. vì mệt và gió cũng thôi trò chun cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tng  võng kẽo kẹt, tng mẹ ru con.

Câu 19: Điền vào chỗ trống ng hay ngh?

….ười cha, con …..é, suy ĩ, on miệng

Câu 20: Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

con ai, cái ..ai, ..ồng cây, ồng bát

 

      Cô giáo dặn dò: Bố mẹ cho các em viết vào vở Tiếng Việt (TC), các em viết chữ cẩn thận, nắn nót nhé.

 

C/Luyện từ và câu

 I/ Trắc nghiệm

Câu 1: Khoanh vào dòng có những từ chỉ hoạt động?                                                              

      a. khuyên bảo, hát, dễ thương, ngoan.

      b. kể chuyện, nhảy dây, đá cầu, múa lân.

      c.  xinh đẹp, hát, nhảy dây, xem phim.

Câu 2: Khoanh vào dòng có những từ chỉ đồ dùng trong gia đình?

     a. Chén , giường, bút , tủ, bàn ghế.

     b.Ti vi, tủ lạnh, xoong nồi,thước kẻ.

     c.Giường,tủ, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh , xoong nồi.

 

Câu 3:  Dòng nào viết đúng tên riêng?                                                                                  

      a. Sông Hàn,  sông hồng, núi Ngũ Hành Sơn.

      b. sông hương, Huế, cầu Thuận Phước.

      c. Qui Nhơn, núi Sơn Trà, Lan.

Câu 4:  Dòng nào chỉ họ hàng bên nội?

    a. Bố, mẹ, ông nội,  anh, chị , cô.

    b. Ông nội, bà nội, cô, chú, bố.

    c. Bố , Ông nội, bà nội, cô, chú,  cậu.

Câu 5:  Khoanh vào câu  thuộc  kiểu  Ai thế nào?

    a.Chú Sơn là người  xây bể nước cho nhà em.

    b.Chú Sơn  xây bể nước cho  nhà em.

    c.Chú Sơn  nhà em rất siêng năng.

Câu 6:  Khoanh vào chữ cái trước những từ  nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em ? 

                         a/  yêu thương          b/  nhường nhịn            c/  hiếu thảo           d/   đoàn kết

                 e/  phụng dưỡng        g/  đùm bọc                 h/  hòa thuận          i/   dũng cảm

Câu 7: :  Câu Khi bé đi học về, Cún quấn lấy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.” thuộc kiểu câu nào đã học?

          A. Ai thế nào?               B. Ai làm gì?                    C. Ai là gì?  

Câu 8: :  Câu “Ông ngoại  là người  kể chuyện cổ tích cho em nghe.” Là mẫu câu:

      A.  Ai thế nào?                    B. Ai là gì ?                      C. Ai làm gì ?     

Câu 9: Câu << Nội em tính rất hiền hậu.>> là mẫu câu:

        A. Ai là gì?                      B. Ai làm gì?                    C.  Ai thế nào?         

Câu 10:  Câu “ Màu lông của chú mèo tam thể tuyệt đẹp . ” được cấu tạo theo mẫu :

           a. Ai thế nào?        b. Ai làm gì?          c. Ai là gì?

 Câu 11 CâuBé cùng Cún học bài, chơi bóng, chạy xa.” thuộc kiểu câu nào đã học?

                 A. Ai thế nào?         B. Ai làm gì?              C. Ai là gì?             

 Câu 12:   Câu nào sau đây thuộc kiểu câu Ai làm gì?                                                                         a. Mẹ em là thợ may.

b. Mẹ em là người may chiếc áo này.

c. Mẹ may cho em chiếc áo này.

Câu 13: Câu nào thuộc kiểu câu Ai là gì?

a. Bạn Việt đang vẽ một bông hoa .

b. Bạn Việt là người vẽ giỏi.

c. Bạn Việt vẽ rất đẹp.

Câu 14:  Câu “ Hoa đưa võng ru em ngủ” được viết theo mẫu câu:    

a. Ai làm gì?

b.Ai là gì?

c.Ai thế nào?

Câu 15:   Bộ phận in đậm trong câu “ Nói rồi, Thu chạy đi lấy cái cốc đã gieo hạt.”. trả lời cho câu hỏi nào ?.

A -   Ai, là gì ?

B -   Ai, làm gì ?

C -   Ai, như thế nào ?

Câu 16:  Ghi Đ vào ô trống trước dòng có các từ chỉ công việc gia đình dưới đây, ghi S vào ô trống còn lại.

            giặt giũ,  lau nhà, nấu cơm, rửa bát.

             nhổ mạ, gánh phân, gặt lúa, cày ruộng.

             vo gạo, rửa rau, nhóm lửa, luộc rau.

Câu 17: Ghi Đ vào ô trống trước dòng có các từ chỉ đặc điểm dưới đây, ghi S vào ô trống còn lại.

            xinh đẹp, dễ thương,hiền lành, ngoan ngoãn.

           cao lớn, tròn trịa, gầy guộc, mảnh mai.

           suy nghĩ, mơ ước, hi vọng, tưởng tượng.

Câu 18: Dòng nào sau đây có các từ ngữ nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi                                                                                                                                   

 a.nhớ ơn, kính trọng, biết ơn, yêu thương

 b. yêu thương, quan tâm, lo lắng, chăm sóc

c. yêu thương, yêu quý, kính trọng, biết ơn

Câu 19: Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau:                                            

a. trẻ con – thiếu nhi

b.xấu  – đẹp

c.vui vẻ – phấn khởi

Câu 20: Những câu nào sử dụng dấu câu đúng ?

a. Khi nào lớp bạn diễn văn nghệ ?

b. Ngày mai, lớp mình diễn văn nghệ?

c. Bao giờ nhà bạn về quê.

 

 

 

II/ Tự luân:

Câu 21  : Em hãy viết 1 câu  kiểu  Ai thế nào? để nói về  hình dáng của cô giáo.

Câu 22:  Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về  tính tình  của một người bạn.

Câu 23:  Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để  chỉ màu sắc của một đồ vật.                                                                                              

Câu 24:  Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? Để nói về mẹ em.                                          Câu 25: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì chỉ về một loài vật?

Câu 26 :   Điền dấu chấm (.) hay dấu chấm hỏi (?)  vào chỗ thích hợp:

Tối nay, Hà có đi xem văn nghệ không            Nếu bạn đi thì ghé qua nhà

chở mình với nghe

Câu 27Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

             Cuối cùng, tôi nộp bài cho cô.

Câu 28 :   Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

            Học sinh dồn cả về phía sân trường.

Câu 29:   Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

               Mai  chăm ngoan và  học giỏi.

Câu 30Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:   

                     - Cổng trường rung lên rồi rộng mở.       

Câu 31 :  Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới:   

      - Chó và Mèo  là những  con vật thông minh, tình nghĩa.  

Câu 32Tìm 1 từ trái nghĩa với từ “ ốm yếu ” và đặt câu với từ vừa tìm được     

Câu 33Tìm 1 từ trái nghĩa với từ “ trắng ” và đặt câu với từ vừa tìm được         

Câu 34Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống                

Em trai của mẹ em gọi là...............

                                      Em gái của bố em gọi là..............

 

Câu 35:  Em đã làm gì để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi?

Câu 36Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong câu sau:                                                                                     a.  Chết vinh còn hơn sống nhục.

b. Việc nhà thì nhác  việc cô bác thì siêng.

c. Việc nhỏ nghĩa lớn.

Câu 37: Trả lời câu hỏi sau:

a/ Khi nào học sinh được nghỉ hè ?

b/ Ở trường, em vui nhất khi nào?

Câu 38:  :   Ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu « Thu bèn gieo hạt vào một cái cốc đựng đầy đất, tưới nước như ông nội vẫn làm vì muốn tặng mẹ một bông hoa.”

Câu 39:    Gạch  dưới bộ phận  trả lời  cho câu hỏi làm gì ?

      Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng xanh.

Câu 40 : Gạch  dưới bộ phận  trả lời  cho câu hỏi  Ai ( Cái gì, con gì)?

Bạn Nam thông minh, nhanh nhẹn nhất lớp.                       

D/ Tập làm văn

Đề 1:  Em hãy viết bản tự thuật theo mẫu dưới đây:

 - Họ và tên  :

 - Nam, nữ   :

 - Ngày sinh  :

 - Nơi sinh  :

 - Quê quán  :

 - Nơi ở hiện nay :

 - Học sinh lớp:

 - Trường :

 

 

Đề 2:  Dưới đây là 4 câu trong truyện Kiến và Chim Gáy. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự:

a)     Chim Gáy đậu trên cây, thấy Kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu.

b)    Một hôm, Kiến khát quá bèn bò xuống suối uống nước.

c)     Kiến bám vào cành cây thoát chết.

d)    Chẳng may trượt ngã, Kiến bị dòng nước cuốn đi.

Đề 3Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5câu) kể về cô giáo cũ của em . Dựa vào các gợi ý sau    

* Gợi ý:     

a) Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?

          b) Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?

          c) Em nhớ nhất điều gì ở cô?

          d) Tình cảm của em đối với cô giáo như thế nào?

Đề 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) kể về  ông, bà hoặc một người thân  của em.

Gợi ý: 

  a) Ông, bà ( hoặc người  thân ) của em bao nhiêu tuổi?

  b) Ông ,bà ( hoặc người  thân ) của em làm nghề gì ?

  c) Ông ,bà ( hoặc người  thân ) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?

  d) Tình cảm của em đối với ông, bà  ( hoặc người  thân ) của em ra sao?

Đề 5 : Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn ( giống như bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.  

Đề 6   : Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (3 –5 câu ) kể về gia đình của em.

 Gợi ý:

a) Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai ?

     b)  Kể về từng người trong gia đình.

     c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình như thế nào ? Em phải làm gì để ba ,mẹ vui lòng ?

Đề 7: Em hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em họ) của em . Dựa vào các gợi ý sau:

Gợi ý:

      a) Anh, chị, em của em tên gì ? Năm nay bao nhiêu tuổi, học lớp mấy? trường nào?

      b) Nêu một vài đặc điểm: ( hình dáng  khuôn mặt , mái tóc, tính tình ….của anh, chị em  như thế nào ?

      c) Tình cảm của anh, chị, em đối với em như thế nào và tình cảm của em đối với người ấy ra sao?

Đề 8: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về  một con vật nuôi trong nhà mà em biết.

 Gợi ý:

a) Đó là con gì ? Ai nuôi, nuôi được bao lâu?

b) Nêu được một vài đặc điểm của nó: (hình dáng ,bộ lông…sự hoạt động của nó ra sao?

c) Nó có ích lợi gì ?

d) Hằng ngày em thường chăm sóc nó như thế nào                                               

Đề 9: Dựa vào mẫu chuyện sau. Em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà:

    Sáng chủ nhật, mới 6 giờ rưỡi, Hà đã dậy. Em chạy ra sân tập thể dục rồi đi đánh răng, rửa mặt. Lúc kim đồng hồ chỉ 7 giờ, mẹ mang cho Hà một bát mì nhỏ. Em ăn sáng mất 15 phút, rồi mặc quần áo. Đúng 7 giờ 30, mẹ đưa em đến trường dự lễ sơ kết học kì. Mẹ dặn bố: “Mười giờ mẹ con em về, cả nhà sẽ sang ông bà.”               

 Đề 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ ( 3– 5 câu ) kể về mùa hè theo gợi ý sau: Gợi ý:

a)     Mùa hè bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy?

b)    Mặt trời và thời tiết mùa hè như thế nào?

c)     Cây trái mùa hè như thế nào ? Vào mùa hè có những loại hoa quả nào?

d)  Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? Em có thích mùa hè không?  Vì sao?

Tài liệu ôn tập từ mail PGD Châu Phú
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1